Việc gian lận báo cáo tài chính để thu lợi bất chính là một điều không lạ lẫm đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Việc sử dụng các nghiệp vụ như:

– Ghi nhận doanh thu ảo nhờ bán sang các đối tượng liên quan, hoặc không thực sự có nhu cầu với các giấy tờ khống được lập lên. Bằng chứng là doanh thu, lợi nhuận tốt nhưng dòng tiền không có, đều phải thế chấp hàng hóa để vay nợ ngắn hạn đáp ứng vốn lưu động, sau đó tiếp tục lại vòng lẩn quẩn này để gia tăng doanh thu và lợi nhuận ảo.

– Tài trợ cho các công ty liên quan nhằm mục tiêu rút ruột

– Công ty thay đổi chính sách kế toán, ghi nhận doanh thu theo hướng tích cực, dễ dàng hơn, kéo giãn chi phí một cách chậm chạp hơn.

– Giao dịch giữa các bên liên quan ngày càng tăng.

Tất nhiên các hình thức về gian lận BCTC ngày càng phức tạp và muôn hình muôn vẻ, thường thì các nhà phân tích kể cả những nhà phân tích hàng đầu đều chỉ nhận ra khi sự việc đã rồi. Một phần vì những thủ thuật được sử dụng quá tinh vi luôn thay đổi phương thức mới và một phần vì sự tăng giá của cổ phiếu khiến lòng tham che mờ đi mất sự khôn ngoan thường có.

Hôm nay, “VietnamBankers – Đào tạo tài chính Doanh nghiệp” xin giới thiệu lại các bạn một cây gian lận BCTC điển hình của TTCK Việt Nam năm 2015 đó là Công ty cổ phần y tế Việt Nhật JVC. Một case điển hình của gian lận báo cáo tài chính mà nhắc lại phần lớn nhà đầu tư chúng ta đều ghi nhớ được đăng trên báo Đầu tư chứng khoán

(ĐTCK) Phòng bệnh sẽ dễ dàng hơn việc chữa bệnh, cũng giống như tránh những rủi ro dễ dàng hơn là xử lý chúng. “Cần phải hiểu công ty mà bạn đang sở hữu”, đó là bài học sâu sắc của các nhà đầu tư thành công. Bài viết mượn câu chuyện cổ phiếu JVC để chia sẻ về những dấu hiệu bất thường, có thể là khởi nguồn cho những gian lận tài chính được “ủ giấu” từ nội bộ.
Mọi lý thuyết đầu tư chỉ đo được một nửa

Lý thuyết Dow (cha đẻ là Charles H.Dow) là nền tảng để triển khai các công cụ phân tích kỹ thuật cho rằng, thị trường có tính hiệu quả nghĩa là thị giá phản ứng với toàn bộ thông tin hiện có. Lý thuyết này khá tương đồng với lý thuyết thị trường hiệu quả ở dạng vừa (semi – strong form) nói rằng, giá chứng khoán đã chịu tác động đầy đủ của thông tin công bố trong quá khứ cũng như thông tin vừa công bố xong; đối với thị trường hiệu quả ở dạng mạnh, giá chứng khoán sẽ phản ánh luôn cả các thông tin nội gián bên trong.

Tuy nhiên, lý thuyết hiệu quả lại khẳng định là không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào những thông tin đã biết, hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ. Tùy độ mạnh yếu của thị trường mà nhà giao dịch sẽ lựa chọn các công cụ “nhạy cảm” với hành động của giá, để từ đó phát hiện ra các thông tin chưa được công bố rộng rãi nhằm mua vào sớm trước khi giá cổ phiếu diễn biến tăng hoặc bán ra trước khi có tin xấu, tức công cụ phát triển nhằm hạn chế sự bất cân xứng thông tin và kiếm lợi nhuận từ diễn biến của đà và xu hướng.

Nhiều người ví von rằng, nếu không có TTCK thì có lẽ cũng sẽ không tồn tại hai lý thuyết trên. Các doanh nghiệp kinh doanh tốt tiếp tục tăng trưởng sẽ mang lại sự thịnh vượng cho các cổ đông mà không cần TTCK. Warren Buffett sẽ toại nguyện với mong muốn “làm kẻ đi thang thang trên phố nếu thị trường thực sự hiệu quả”. Trên thực tế, TTCK ở các quốc gia phát triển rất hiệu quả nhưng giữa tính hiệu quả cao trong hầu hết các khoảng thời gian và hoàn toàn hiệu quả khác nhau như ngày và đêm.

Ðiều này tương tự đối với giá cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Các lý thuyết “cào bằng” về tính sẵn có của thông tin cũng như “chuyên môn” của tất cả các nhà đầu tư, cũng khác nhau như ngày và đêm vậy.

Có một thực tế là khi thị trường càng phát triển nhiều công cụ, độ “tinh vi” trong các gian lận cũng ngày càng tăng dần và qua mặt các nhà đầu tư trong một khoảng thời gian rất dài. Ðiều này đa phần là những kế hoạch được xây dựng bài bản, có tính chủ đích từ trước nhằm che đậy những điều tiêu cực và đạt được nhiều lợi ích. TTCK Việt Nam vốn đang được phân hạng vào dạng thị trường sơ khai, nhưng nhìn lại câu chuyện tại Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) cũng sẽ thấy vài bài học cách nhận diện một gian lận tài chính.

Bài học đầu tư nhìn từ gian lận tài chính tại JVC

[Tiếp phần 2]

Năm 2016 tất cả các khoản lỗ được dồn vào trong chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng vào việc đầu tư vào hợp đồng liên kết hơn 1.125 tỷ đồng. Nếu đợi mọi việc sáng tỏ thì mất mát của nhà đầu tư là không thể cứu vãn. Vậy có những dấu hiệu nhận biết thủ thuật nào để nhà đầu tư có thể tránh được những tình huống tương tự? Các dấu hiệu mạnh mẽ nhất có thể đặt dấu chấm hỏi là:

+ Công ty thay đổi niên độ kế toán mà không rõ lý do. Tại JVC, Công ty đã thay đổi theo năm tài chính thông thường chuyển sang niên độ từ 1/4 tới 31/3.

+ Công ty thay đổi chính sách kế toán, ghi nhận doanh thu theo hướng tích cực, dễ dàng hơn, kéo giãn chi phí một cách chậm chạp hơn.

+ Xuất hiện các khoản mục có số dư tăng mạnh mà không có giải trình, đôi khi tiền mặt cũng không còn là tiền “thật” nữa.

+ Giao dịch giữa các bên liên quan ngày càng tăng.

Nếu đơn thuần nhìn vào hệ số sinh lời này, nhà đầu tư sẽ dễ “khao khát” sở hữu cổ phiếu JVC với biên lợi nhuận ròng đạt quanh 20%. Tuy nhiên, đi kèm với những khoản lợi nhuận kế toán này thì ở trong “két sắt” và tài khoản Ngân hàng của Công ty hiếm khi có tiền (loại trừ năm 2014 do đợt phát hành cổ phiếu mới) – xem bảng.

Trên thực tế, nếu đơn thuần nhìn hai đồ thị phía trên vẫn chưa thể ra kết luận cổ phiếu JVC có vấn đề gì lớn trong giai đoạn 2009 -2014, hai biến số chính yếu thể hiện việc hoạt động của Công ty có vấn đề nằm ở chính sách bán hàng và lưu kho:

Chắc chắn sẽ có rất ít công ty mạnh dạn bán cho thiếu cho khách hàng gần 1 năm, với doanh thu một năm khoảng 500 -700 tỷ đồng, nhưng hàng tồn kho hầu như không luân chuyển trong năm 2013. Với chính sách quản lý có vấn đề như vậy cũng hiếm nhà đầu tư giá trị nào can đảm nắm giữ cổ phiếu này cho tới năm 2015 khi khoản lỗ dồn tích lại lên tới hơn 1.300 tỷ đồng. Khả năng hàng nghìn nghiệp vụ, giấy tờ không có bản chất kinh tế thật đã được tạo ra nhằm các mục đích sau:

+ Ghi nhận doanh thu ảo nhờ bán sang các đối tượng liên quan, hoặc không thực sự có nhu cầu với các giấy tờ khống được lập lên. Bằng chứng là doanh thu, lợi nhuận tốt nhưng dòng tiền không có, đều phải thế chấp hàng hóa để vay nợ ngắn hạn đáp ứng vốn lưu động, sau đó tiếp tục lại vòng lẩn quẩn này để gia tăng doanh thu và lợi nhuận ảo.

+ Tài trợ cho các công ty liên quan nhằm mục tiêu rút ruột. Các công ty liên quan ở đây được hiểu là liên quan về mặt “con người” chứ chưa hẳn là các mối liên quan theo sở hữu hoặc tính pháp lý. Bằng chứng là các hợp đồng hợp tác kinh doanh, tài trợ, bảo lãnh của JVC cho các đối tượng này.

Trong giai đoạn này giá cổ phiếu vẫn tăng từ quanh 6.000 đồng lên 25.000 đồng, những nhà giao dịch đang “cưỡi trên lưng cọp” mà không hề hay biết. Câu hỏi đặt ra là giá cổ phiếu trên sàn có phản ánh chính xác những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp giai đoạn này? Ðể hạn chế gặp phải những trường hợp như vậy nhà đầu tư cần làm tốt hai việc sau:

1. Xét tình hình toàn diện của Công ty trong một khoảng thời gian dài;

2. Luôn theo dõi, đặt câu hỏi và nhạy cảm về những thay đổi trong chính sách kế toán của Công ty, rủi ro thường nằm ở Bảng cân đối và các nghĩa vụ ngoại bảng của Công ty.

Cuối cùng, phòng bệnh sẽ dễ dàng hơn việc chữa bệnh, cũng giống như tránh những rủi ro dễ dàng hơn là xử lý chúng. Theo chúng tôi, một thị trường hiệu quả dạng mạnh thì đó không phải là thị trường mà phản ánh tất cả các thông tin nội gián một cách tức thời, mà là một thị trường với nhiều nhà đầu tư cá nhân có trình độ, chuyên môn cao, biết nhìn nhận và tự bảo vệ mình trước những chiêu trò tiêu cực của doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư huyền thoại đúc kết một bài học rất sâu sắc qua nhiều năm đầu tư “Know what you own – Bạn phải hiểu Công ty mà bạn đang sở hữu”. Mất mát là bài học, là lời nhắc nhở về tính trách nhiệm của các bên liên quan, từ đó góp phần xây dựng một môi trường đầu tư “sạch” hơn.

Xem trước Phần 1 tại đây:

Nguồn: Báo đầu tư chứng khoán