Cần quan tâm gì khi mở thẻ thanh toán quốc tế?

Xu thế toàn cầu hóa hiện nay khiến cho nhu cầu về thẻ thanh toán quốc tế đang dần trở nên phổ biến. Mọi giao dịch đều trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn đi du học, du lịch hoặc công tác nước ngoài.

Có thẻ thanh toán quốc tế, mọi chi tiêu ở nước ngoài trở nên thuận tiện, an toàn hơn

1. Thẻ thanh toán quốc tế là gì?

Thẻ thanh toán quốc tế là loại thẻ được phát hành bởi ngân hàng trong nước và liên kết với các tổ chức tài chính quốc tế. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng loại thẻ này để mua sắm, thanh toán online, quẹt thẻ với máy POS hay rút tiền ATM tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Với khả năng thanh toán trên phạm vi toàn cầu, thẻ thanh toán quốc tế mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích thiết thực như:

  • Giảm thiểu rủi ro về tiền mặt: Đem quá nhiều tiền mặt trên người có thể bị rơi, mất cắp,… nhưng với thẻ thanh toán quốc tế, mọi rủi ro này sẽ không còn. Bạn  chỉ cần 1 chiếc thẻ nhỏ gọn, thanh toán an toàn chỉ bằng 1 lần “chạm” vô cùng tiện lợi. Nếu chẳng may bị mất thẻ, bạn chỉ cần gọi điện cho ngân hàng và yêu cầu khóa thẻ. Số tiền trong tài khoản được bảo vệ và bạn có thể mở lại thẻ bất cứ lúc nào.
  • Mua sắm toàn cầu: Tổ chức tín dụng quốc tế có phạm vi thanh toán rất rộng lớn. Nhờ đó bạn mua sắm hoặc thanh toán đơn hàng tại bất kỳ quốc gia nào chỉ với một bước “Xác nhận giao dịch”.
  • Thanh toán mọi giao dịch: Không bị giới hạn về phạm vi sử dụng cũng như hình thức chi trả nên thẻ thanh toán quốc tế có thể giúp bạn thực hiện mọi giao dịch mong muốn, kể cả mua tại siêu thị hay mua online.
  • Nhận ưu đãi hấp dẫn: Ngân hàng thường xuyên có chương trình khuyến mãi, bạn hãy tận dụng cơ hội này để nhận về những ưu đãi có giá trị hấp dẫn.

Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều hỗ trợ làm thẻ thanh toán quốc tế. Các loại thẻ phổ biến hiện nay là thẻ VISA và MasterCard. Ngoài ra còn một số loại thẻ khác như: JCB, Union, American Express,….

Trên thẻ thanh toán quốc tế đều thể hiện rõ tên ngân hàng phát hành và tổ chức tín dụng quốc tế liên kết. Để hiểu rõ hơn về loại thẻ này, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại bài viết:

    • Bước 1: Truy cập vào website của ngân hàng bạn muốn mở thẻ;
    • Bước 2: Tìm đến mục “Mở thẻ ngay” và chọn loại thẻ thanh toán quốc tế thích hợp
    • Bước 3: Nhập đầy đủ các thông tin và upload hồ sơ;
    • Bước 4: Chờ đợi xét duyệt và liên hệ gửi thẻ từ ngân hàng.Phân biệt thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế

      Các tổ chức tài chính quốc tế phổ biến hàng đầu hiện nay

      2. Các loại thẻ thanh toán quốc tế

      Thẻ thanh toán quốc tế có nhiều loại khác nhau. Các tiêu chí phân loại phổ biến bao gồm:

      2.1. Phân loại theo thương hiệu thẻ

      Đây là cách phân biệt đơn giản và dễ dàng nhất. Dựa theo sự phổ biến tại Việt Nam, hiện đang có 03 nhóm chính:

      • Thẻ VISA: Được phát hành bởi tổ chức Visa International Service Association của Mỹ. Thẻ VISA rất phổ biến tại châu Á, châu Âu và châu Phi.
      • Thẻ Mastercard: Đây là sản phẩm được phát hành bởi công ty MasterCard Worldwide, có trụ sở tại NewYork, Mỹ. Tương tự như thẻ VISA, MasterCard là thương hiệu thẻ quốc tế phổ biến hàng đầu hiện nay, tại châu Mỹ, châu Úc, châu Nam Mỹ.
      • Nhóm các hãng thẻ khác : Một số thương hiệu khác như JCB, American Express,…cũng được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Những thương hiệu này chuyên phục vụ một số thị trường và đối tượng khách hàng nhất định. Vì thế nên tại Việt Nam, các loại thẻ này không thực sự phổ biến như thẻ VISA hay MasterCard.

      Mỗi thương hiệu trên đều phát hành đầy đủ thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Điều tạo nên sự khác biệt chính là định hướng phát triển của họ ở từng khu vực. Và dựa vào điều này, bạn hãy lựa chọn loại thẻ tương ứng. Nếu đang có ý định du học tại Mỹ thì thẻ MasterCard là ưu tiên hàng đầu, bởi lẽ thẻ được chấp nhận tại nhiều điểm thanh toán thì quá trình sử dụng càng dễ dàng và tiện lợi.

      VISA và MasterCard là 02 thương hiệu thẻ thanh toán quốc tế được ưa chuộng hàng đầu 

      2.2. Phân loại theo chức năng

      Thẻ thanh toán được chia thành 03 nhóm như sau:

      • Thẻ tín dụng quốc tế: Chủ thẻ sử dụng theo hướng “dùng trước, trả tiền sau” với một hạn mức nhất định dựa trên hạng thẻ. Có thể sử dụng chức năng này tại bất kỳ đâu, bất kỳ quốc gia nào, chỉ khác biệt ở mức phí dịch vụ cao hơn so với thẻ tín dụng nội địa.
      • Thẻ ghi nợ quốc tế: Bạn sử dụng chiếc thẻ này để thanh toán các giao dịch trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên bạn sẽ phải chịu một khoản chi phí nho nhỏ dành cho việc quy đổi tiền tệ.
      • Thẻ trả trước: Có nghĩa là để sử dụng, bạn cần nạp tiền trước vào thẻ. Hạn mức sử dụng của thẻ phụ thuộc vào số tiền bạn đã nạp. Và đặc biệt, thẻ trả trước quốc tế không có bất kỳ liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn và cùng không cần chứng minh thu nhập trong quá trình làm thẻ.

      Thẻ tín dụng quốc tế có chức năng giống với thẻ nội địa và chỉ khác nhau cơ bản về phạm vi sử dụng. Bạn có thể cân nhắc đâu là loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của bản thân để lựa chọn sử dụng.

      3. Hướng dẫn cách làm thẻ thanh toán quốc tế

      3.1. Điều kiện

      Trước tiên bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết từ ngân hàng. Bao gồm:

      – Đối với thẻ ghi nợ và thẻ trả trước quốc tế:

      • Cần có CMND/Hộ chiếu đối với công dân Việt Nam;
      • Cần có Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực đối với người nước ngoài đang cư trú và làm việc tại Việt Nam;
      • Có tài khoản tại ngân hàng phát hành thẻ. Thực hiện mở tài khoản đồng thời khi làm thẻ nếu chưa có.

      – Đối với thẻ tín dụng quốc tế:

      • Cần có CMND/Hộ chiếu đối với công dân Việt Nam, Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam;
      • Chứng minh được thu nhập hàng tháng ổn định từ mức 4.5 triệu đồng trở lên;
      • Lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu, nợ khó đòi,…

      3.2. Thủ tục/Hồ sơ

      Khi đăng ký mở thẻ thanh toán quốc tế, bạn cần chuẩn bị trước một số loại giấy tờ cần thiết sau:

      – Đối với thẻ ghi nợ và thẻ trả trước: Chỉ cần mang CMND/Thẻ căn cước công dân đến Ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ mở thẻ;

      – Đối với thẻ tín dụng quốc tế: Cần đảm bảo các loại giấy tờ sau:

      Giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân:

      – Giấy CMND/Hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh Quân đội, bằng lái xe,…;

      – Giấy đăng ký thông tin cư trú, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký tạm trú,…;

      – Giấy tờ chứng minh công việc: Hợp đồng lao động; quyết định bổ nhiệm/Quyết định tăng lương có xét duyệt của thủ trưởng đơn vị; giấy đăng ký kinh doanh.

      – Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bản sao kê lương có xác nhận của thủ trưởng đơn; Hợp đồng bảo hiểm; Sao kê hạn mức thẻ tín dụng tại các ngân hàng khác (nếu có); Giấy tờ tài sản đảm bảo: giấy tờ nhà đất, giấy tờ sở hữu xe ô tô, xe máy,…

      3.3. Quy trình mở thẻ

      Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều phát triển nền tảng ngân hàng số. Bạn có thể dễ dàng đăng ký mở thẻ bằng cách offline truyền thống hay online trực tuyến.

      – Mở thẻ trực tiếp: 

      • Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết và đến ngay ngân hàng bạn muốn mở thẻ;
      • Bước 2: Điền các thông tin cần thiết vào mẫu đăng ký được chuyên viên cung cấp;
      • Bước 3: Sau 10 – 15 ngày kể từ khi gửi yêu cầu, hãy đến ngân hàng đã đăng ký mở thẻ thanh toán quốc tế để nhận thẻ.

      – Mở thẻ trực tuyến: 

    • Bước 1: Truy cập vào website của ngân hàng bạn muốn mở thẻ;
    • Bước 2: Tìm đến mục “Mở thẻ ngay” và chọn loại thẻ thanh toán quốc tế thích hợp
    • Bước 3: Nhập đầy đủ các thông tin và upload hồ sơ;
    • Bước 4: Chờ đợi xét duyệt và liên hệ gửi thẻ từ ngân hàng.

    5. Cách sử dụng thẻ thanh toán quốc tế

    Thẻ thanh toán quốc tế cho phép thực hiện chi trả các giao dịch trong nước và quốc tế một cách đơn giản và tiện lợi. Một số cách sử dụng thẻ thanh toán quốc tế bao gồm:

    • Rút tiền mặt tại các trạm ATM: Bạn không cần mang quá nhiều tiền khi đi công tác hay du lịch nước ngoài. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để rút tiền trực tiếp tại các trạm ATM ngoại quốc khi cần thiết;
    • Thực hiện chuyển khoản: Bạn có thể chuyển khoản dễ dàng, nhanh chóng đến tài khoản đích mong muốn như khi sử dụng các loại thẻ nội địa thông thường. Tuy nhiên mức phí sẽ cao hơn một ít;
    • Thanh toán mọi giao dịch: Bạn có thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để chi trả cho mọi giao dịch thuộc phạm vi cả trong nước lẫn quốc tế;
    • Tra cứu thông tin tài khoản: Các thông tin về số dư khả dụng, lịch sử giao dịch hoặc các thông tin khác liên quan đến tài khoản hoàn toàn có thể được tra cứu một cách nhanh chóng ngay trên ứng dụng Internet Banking, giúp việc quản lý tài khoản của bạn trở nên tiện dụng và hiệu quả.

    Để gia tăng sự an toàn hợp pháp của tài khoản, một số điều mà bạn nên lưu ý trong quá trình sử dụng thẻ thanh toán quốc tế bao gồm:

    • Không cung cấp hình ảnh và thông tin thẻ cho người lạ hoặc các tổ chức không uy tín;
    • Khi cần yêu cầu chụp ảnh để xác thực thông tin, chỉ nên cung cấp ảnh chụp chứa 4 số cuối của thẻ;
    • Gọi điện xin hỗ trợ từ ngân hàng ngay khi mất thẻ hoặc phát hiện mất thẻ;
    • Tránh để lộ 3 số CVV được in phía mặt sau của thẻ. Cách tốt nhất là bạn nên ghi nhớ các ký tự này và xóa bỏ nó để đề phòng các rủi ro có thể xảy ra sau này;

    6. Giải đáp thắc mắc về thẻ thanh toán quốc tế

    6.1 Mở thẻ thanh toán quốc tế có mất phí không?

    Đa số các ngân hàng đều có mức phí dành cho phát hành thẻ thanh toán quốc tế rất thấp. Nhiều ngân hàng còn miễn phí phát hành thẻ dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng.

    Tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank phát hành thẻ thanh toán quốc tế với mức phí 0 đồng. Ngoài ra, phí thường niên và các loại phí giao dịch khác cũng rất rẻ, tiết kiệm nhiều chi phí cho khách hàng sử dụng thẻ.

    6.2 Mở thẻ thanh toán quốc tế mất bao lâu?

    Khi yêu cầu mở thẻ thanh toán quốc tế tại quầy, hệ thống gửi một mã CODE để xác minh thông tin đăng ký đã cung cấp. Chỉ 15-20 phút sau khi xác nhận, bạn sẽ nhận được thông tin kèm theo mã PIN của thẻ.

    Đối với thẻ cứng, bạn sẽ phải đợi từ 1-2 tuần và sau đó đến ngay tại phòng giao dịch đã đăng ký để nhận thẻ.