Chia sẻ học viên – Lan Anh học viên lớp AB123

[Học viên AB123 – Lan Anh đã có những chia sẻ sau buổi Bank Visit tại VIB Thăng Long]
Cảm ơn cô học viên dễ thương đã đồng hành cùng VietnamBankers trên hành trình trở thành Bankers thực thụ.
Cùng xem lại cảm nhận của Lan Anh trong quá trình chuẩn bị đi thực tập ở vị trí Giao Dịch Viên như thế nào sau Bank Visit nhé!
”Giao dịch viên ngân hàng là một công việc làm tại quầy giao dịch của ngân hàng, các nhân viên thường trực phải làm các nhiệm vụ cơ bản của khách hàng như hạch toán giao dịch, rút tiền, chi hộ, thu hộ, ủy nhiệm chi, nộp tiền, xử lý thông tin tài khoản… cho các khách hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Hiện tại, trong xu thế cạnh tranh khắc nghiệt, các Ngân hàng xây dựng hình ảnh của Giao dịch viên là người tạo ra vũ khí cạnh tranh đối với các ngân hàng khác. Tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua cường độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch viên. Vì vậy trang bị thêm cho bản thân những yếu tố cần thiết khi vẫn còn là sinh viên, điều đó vô cùng tuyệt vời:
1. Xây dựng hình ảnh cá nhân và tác phong chuyên nghiệp
Qua giao tiếp với khách hàng, hình ảnh nhân viên ngân hàng phản ánh hình ảnh của ngân hàng. Một sự không thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng và ngược lại hình ảnh đẹp về một ngân hàng sẽ được thừa nhận và truyền bá nếu nhân viên giao dịch làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh một ngoại hình ưa nhìn và gương mặt khả ái, thì tác phong chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Các nhân viên cần thường xuyên trau chuốt những cử chỉ và thái độ, luôn chuẩn mực và có phong thái. Khéo giao tiếp sẽ giúp bạn có được nụ cười của khách hàng thay vì những cử chỉ cau có, khó chịu. Đây là đức tính cần thiết của những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Nó giúp bạn trở nên dễ mến, dễ tiếp xúc, sự tin tưởng của mọi người dành cho bạn ngày càng tăng và công việc của bạn sẽ tiến triển tốt hơn.

2. Các tố chất cần có:
Trước khi quyết định bước vào môi trường Ngân hàng bạn cần tự tìm hiểu bản thân có những đức tính phù hợp với từng vị trí công việc hay không. Ví dụ bạn muốn trở thành một giao dịch viên thì bạn sẽ cần có tính cách năng động, cởi mở, thích trò chuyện giao tiếp. Các giao dịch viên ngoài tiếp xúc với tiền còn phải làm việc với rất nhiều sổ sách, hóa đơn. Nếu bạn không biết làm việc một cách khoa học, nhanh chóng, chính xác thì rất dễ bị nhầm lẫn, mất tiền có thể xảy ra. Nghiệp vụ của vị trí một giao dịch viên vô cùng áp lực. Những áp lực từ quy trình làm việc, áp lực không được sai sót, áp lực phải đáp ứng kỳ vọng khách hàng, áp lực thời gian, áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu được giao…
3. Kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng mềm:
Nếu bạn đã đáp ứng được 2 điều bên trên thì điều cuối cùng vô cùng quan trọng sẽ quyết định bạn có gắn bó lâu dài với nghề được hay không đó là kiến thức chuyên môn, ngoài kiến thức từ sách vở thì những kỹ năng và trải nghiệm cuộc sống là vô cùng cần thiết. Đó sẽ là hành trang giúp bạn thăng hoa trong công việc.
Một số Kỹ năng mềm cần có cho một giao dịch viên:
• Có kỹ năng giao tiếp trực tiếp và qua điện thoại.
• Kỹ năng chăm sóc khách hàng và xử lý khiếu nại của khách hàng.
• Kỹ năng bán hàng và bán chéo.
• Kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork).
• Kỹ năng xây dựng hình ảnh văn hóa Doanh nghiệp cho Ngân hàng mình.
• Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe
• Kỹ năng xây dựng, tạo lập mối quan hệ cá nhân
• Kỹ năng đặt câu hỏi & xử lý tình huống”