Chia sẻ học viên – Trần Quỳnh Thơm

?‍?Trần Quỳnh Thơm – Học viên AB123
Cùng nhìn lại cảm nhận của học viên Quỳnh Thơm sau buổi Bank Visit tại VIB Thăng Long. Vietnam Bankers thật vinh dự khi được đồng hành cùng các bạn.
“Sau buổi tham quan trực tiếp văn phòng và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế của Ngân hàng Vib vào ngày 14/11 dưởi sự tổ chức của Viện Đào tạo Vietnam Bankers phối hợp cùng Ngân hàng VIB chi nhánh Thăng Long đã giúp em có cái nhìn thực tế hơn về môi trường làm việc tại Ngân hàng, cũng như cơ hội được mở rộng kiến thức, được lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm và giải đáp mọi thắc mắc của học viên/ ứng viên khi tham gia. Từ đó bản thân em cũng đã đúc rút được cho mình những chuẩn bị để đáp ứng được yêu cầu của vị trí Giao dịch viên- vị trí mà em đang hướng đến và mong muốn được trở thành trong tương lai.
Giao dịch viên là vị trí được coi là “bộ mặt” của ngân hàng khi hàng ngày làm việc trực tiếp, phục vụ nhu cầu cơ bản của khách hàng, giải quyết tất cả các giao dịch liên quan nghiệp vụ phát sinh tại quầy, là một vị trí phản ánh chất lượng, dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng nên đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt, chịu được áp lực về công việc cũng như thời gian cao. Vì thế trước khi trở thành một Giao dịch viên thực thụ bản thân mỗi người cần phải có sự chuẩn bị tốt về việc xây dựng hình ảnh cá nhân, các kỹ năng về xử lý tình huống, nghiệp vụ và giao tiếp, bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị cho mình một tinh thần tốt, một sức khỏe tốt để chịu được áp lực về công việc và thời gian.
Về việc xây dựng hình ảnh cá nhân, mỗi người khi hướng đến vị trí Giao dịch viên cần chăm chút vẻ bề ngoài từ trang phục đến lời nói, câu chào của bản thân làm thế nào để mình trở nên ngày một đẹp hơn, luôn trong trạng thái tự tin, niềm nở với mọi người, nhưng vẫn tuân thủ quy định của Ngân hàng đề ra.
Bên cạnh đó, thì chúng ta cần hiểu về vị trí giao dịch viên, công việc hàng ngày của một Giao dịch viên trong Ngân hàng, khi trực tiếp đến để thực tập tại Ngân hàng cần phải chủ động học hỏi và trong công việc để nắm rõ được quy trình làm việc hàng ngày tại vị trí này. Xác định cho bản thân khi đến Ngân hàng là luôn trong trạng thái tự tin và chủ động. Điều đó giúp bản thân mình mở mang được kiến thức, nắm được nghiệp vụ và thể hiện được thái độ cầu tiến.
Chúng ta cần trang bị tốt về các kỹ năng xử lý tình huống và giao tiếp, khi đến Ngân hàng làm việc thì việc chúng ta quan sát các anh chị đi trước để đúc rút cho bản thân được những kinh nghiệm khi làm việc với khách hàng, nếu chưa được va chạm cũng như là khả năng giao tiếp của bản thân chưa tốt chúng ta có thể đọc thêm sách vở, tự tập nói trước gương giúp mình tự tin hơn, khả năng ăn nói cũng lưu loát hơn.
Tóm lại, trước khi hướng đến vị trí Giao dịch viên trong Ngân hàng ngoài những gì đã nêu trên thì chúng ta cần tìm hiểu về môi trường làm việc nơi mà mình sẽ đến thực tập/ làm việc để hiểu hơn về vị trí địa lý, sứ mệnh, tầm nhìn cũng như định hướng phát triển của Ngân hàng; năm chắc, tuân thủ nội quy, quy định, kỉ luật của Ngân hàng và cũng sẵn sàng chuẩn bị cho mình một số đầu mối khách hàng tiềm năng, vạch ra được phương án hoàn thành chỉ tiêu của bản thân trong tương lai.
Cuối cùng một lần nữa, cho phép em được cám ơn Viện Đào tạo Vietnam Bankers và Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh Thăng Long đã cho em những trải nghiệm thú vị, cho em hiểu thêm về môi trường làm việc trong Ngân hàng và giúp em có được thật nhiều kiến thức mà chúng em hoàn toàn chưa được biết đến trong sách vở khi nó đến từ những kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Những buổi tham quan thực tế như vậy có ý nghĩa rất lớn để giúp bản thân em cũng như mọi người tham gia có được cái nhìn rõ nét hơn, định hướng tốt hơn về vị trí việc làm trong hành trình hoàn thiện và phát triển bản thân trong công việc và cuộc sống ạ.”