Xin việc làm ngành tài chính ngân hàng luôn là một chiến trường khốc liệt với tỉ lệ chọi cao. Chính vì vậy bạn nên nhớ rằng trong cuộc phỏng vấn, bạn phải là người thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn thay vì chọn những ứng viên khác bằng cách đưa ra những kinh nghiệm, kĩ năng, kiến thức, điểm mạnh của bạn. 

Trước khi phỏng vấn ngân hàng, bạn cần chuẩn bị những gì?

Tìm hiểu thông tin của ngân hàng bạn phỏng vấn

Phỏng vấn là cánh cửa đầu tiên bạn cần vượt qua nếu muốn làm việc ở bất kỳ đâu. Vòng đầu tiên luôn khó khăn và chứa đựng nhiều thử thách đến từ nhà tuyển dụng. 

Việc chuẩn bị kỹ càng những kiến thức liên quan đến công việc là điều quan trọng và cần thiết, đặc biệt là những thông tin xoay quanh vị trí ứng tuyển. Nó sẽ giúp bạn có được sự bình tĩnh trước những câu hỏi khó.

Bạn nên dành một khoảng thời gian tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngân hàng mình chuẩn bị ứng tuyển như:

  • Tên ngân hàng
  • Logo
  • Slogan
  • Lịch sử
  • Mục tiêu
  • Phương hướng

Bởi theo kinh nghiệm phỏng vấn được truyền lại, câu hỏi thường gặp trong vòng phỏng vấn là: Tại sao em lại chọn ngân hàng của chúng tôi. Trả lời tốt và trọn vẹn, bạn sẽ chiếm được ưu thế so với những đối thủ cạnh tranh.

Nắm rõ thông tin về vị trí ứng tuyển bạn đang nhắm đến

Việc nắm rõ thông tin về vị trí ứng tuyển mà bạn nhắm đến là điều bắt buộc. Khi vào phỏng vấn chắc chắn bạn sẽ có câu hỏi: Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào vị trí này…

Những kiến thức, hiểu biết được trả lời từ bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác và khách quan về nhiều khía cạnh như:

  • Tầm hiểu biết
  • Kỹ năng tích lũy 
  • Tư duy sáng tạo
  • Việc vận dụng những kiến thức được học khi ngồi ghế nhà trường vào thực tế.
Kỹ năng là yếu tố quan trọng đối với các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm
Kỹ năng là yếu tố quan trọng đối với các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm

Nếu có những câu trả lời xuất sắc và thỏa mãn được những yêu cầu được định sẵn, bạn sẽ trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng và gia tăng cơ hội làm việc với vị trí mong muốn.

Chuẩn bị tinh thần tốt

Tâm lý lo lắng và hồi hộp là điều không tránh khỏi khi đi phỏng vấn ngân hàng bởi có nhiều nhà tuyển dụng có yêu cầu khắt khe, đưa ra những câu hỏi khó để tuyển được những ứng viên chất lượng nhất.

Không suy nghĩ, không áp lực, bước chân vào gặp hội đồng tuyển nhân sự với phong thái chỉnh chủ, giao tiếp chừng mực để bộc lộ hết điểm mạnh, điểm nổi bật và hạn chế những khuyết điểm của bản thân.

Trang phục cho buổi phỏng vấn

Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng cho thấy ấn tượng ban đầu về trang phục rất quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ quan sát, chú ý và có những đánh giá đầu tiên dành cho những ứng viên.

Làm việc trong môi trường nghiêm túc và kỷ luật, bạn nên tránh những trang phục thoải mái, rườm rà hay xuề xòa. 

Ăn mặc đơn giản, gọn gàng, thanh lịch và trang điểm nhẹ nhàng sẽ là những điểm cộng dành cho bạn. Tối kỵ sử dụng nước hoa hay những mùi gây cảm giác khó chịu cho người đối diện.

Khi ứng tuyển vào các ngân hàng bạn cần phải chú ý tới trang phục công sở đúng đắn, tốt nhất là chân váy đen và áo sơ mi trắng hoặc xanh đối với nữ, quần tây đen và áo sơ mi trắng đối với nam để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Tác phong, thần thái

Kinh nghiệm, thần thái hay tác phong đều là những tiêu chí quan trọng và không thể bị thiếu sót dù rất nhỏ. Sự tư tin hay phong thái chuyên nghiệp sẽ làm bạn trở nên ấn tượng và mang về những kết quả mong muốn

Vì vậy, để có thể giao lưu với nhà tuyển dụng thật tốt, bạn nên ghi lại những kinh nghiệm sau:

  • Luôn giữ phong thái đi thẳng. Khi đứng đối diện, hơi cúi chào với hội đồng tuyển dụng để tỏ sự lịch sự. 
  • Luôn tự tin, không nên khép nép vì dễ tạo ấn tượng xấu
  • Luôn thoải mái, tỏa ra sự thân thiện dễ gần
  • Trong quá trình phỏng vấn, nên chủ động giới thiệu về bản thân. Ứng viên nên tập trung vào những thông tin chính, hãy nhấn mạnh vào các kinh nghiệm và kỹ năng làm việc liên quan tới vị trí ứng tuyển.
  • Trả lời câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, tránh lan man dài dòng
  • Nên gửi email cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau khi kết thúc để cảm ơn họ vì đã dành chút thời gian cho bản thân mình. Quan trọng là bạn có thể viết thêm một vài dòng để diễn giải những thiếu sót không may xảy ra.

Chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và cách trả lời

Bên cạnh các câu hỏi tổng quan thông thường (giới thiệu bản thân, các dự định về công việc sắp tới, kinh nghiệm của bản thân…) thì bạn cũng phải chú ý đến những câu hỏi về chuyên môn.

Cùng chúng mình liệt kê một số lợi ích để trả lời cho câu hỏi trên nhé.

  • Những câu hỏi rất hiếm khi đổi mới, nếu bạn chuẩn bị và có những trả lời hoàn hảo sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Việc có những câu trả lời luôn là điểm cộng cho những ứng viên. Nó sẽ bộc lộ được độ nhạy bén, sự ham hiểu. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh với những ứng viên khác.
  • Nắm chắc câu trả lời giúp bạn tự tin, ứng xử mạch lạc và rõ ràng. Tránh được trường hợp lo lắng dẫn đến ăn nói lắp bắp, ngập ngừng, tạo điểm trừ cho cuộc phỏng vấn của bạn.
  • Nếu có câu hỏi ngoài tầm kiểm soát, dựa vào sự chuẩn bị trên, bạn dễ dàng liên hệ giữa các ý và có thể trả lời trọn vẹn.

Những câu hỏi cần biết khi phỏng vấn ngân hàng

  • Tại sao bạn lại chọn ngân hàng/công ty tài chính này thay vì đơn vị khác?
  • Trình bày thông tin bạn hiểu về công việc đang ứng tuyển
  • Bạn có nộp hồ sơ vào những ngân hàng khác không?
  • Bạn có mục tiêu nghề nghiệp không?
  • Tại sao bạn lại chọn công việc này?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
  • Tại sao bạn chọn làm việc tại ngân hàng chúng tôi
  • Lý do chúng tôi nên lựa chọn bạn?

Đặc biệt hơn nữa khi phỏng vấn tại các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính họ thường đưa ra những tình huống thực tế để kiểm tra cách ứng xử và khả năng phản ứng của bạn.

  • Nếu gặp phải trường hợp khó xử với khách hàng, bạn giải quyết ra sao?
  • Khách hàng khiếu nại do lỗi của giao dịch viên nhầm lẫn nhưng bạn không biết đó là lỗi của ai. Bạn sẽ giải quyết tình huống này ra sao?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra trình độ chuyên môn và kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng ứng xử. Dựa vào những kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng, bạn có thể giải quyết vấn đề theo hai bước sau:

  • Trước hết, bạn cần chăm chú lắng nghe những phản hồi. Khách hàng nguôi giận, bạn nhất định phải xin lỗi và hỏi những thông tin cần thiết để xác định được nội dung nhầm lẫn.
  • Sau đó, bạn phải nhanh chóng kiểm tra thông tin từ hệ thống. Nếu khách hàng sai, bạn cần nhẹ nhàng giải thích vấn đề giúp khách hàng hiểu rõ chính sách từ ngân hàng. Còn nếu nhân viên sai, bạn nên xin lỗi và cam kết khắc phục lỗi lầm.

Đến với VietnamBankers

Ngoài các chương trình đào tạo, cung cấp kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho học viên. VietnamBankers còn cung cấp hệ thống tài liệu 4.0 chuyên nghiệp, linh động cho tất cả học viên toàn quốc. Là kiến thức ngân hàng thương mại từ căn bản đến chuyên sâu. Một số video bài giảng của VietnamBanker, bạn có thể tham khảo tại đây.

Bên cạnh đó, học viên sẽ được trực tiếp trải nghiệm thời gian trở thành nhân viên ngân hàng ngay trong lộ trình đào tạo.

Học viên cũng sẽ được kèm kỹ năng phỏng vấn, giúp bạn tự tin để vượt qua kỳ phỏng vấn với hội đồng tuyển dụng. Vietnambankers hỗ trợ sửa CV, liên hệ trực tiếp chi nhánh hỗ trợ đầu ra cho học viên.