Đào tạo phòng chống rửa tiền

Trong bối cảnh hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ. Đe dọa làm mất ổn định hệ thống tài chính, an ninh, chính trị, xã hội và cản trở sự thịnh vượng của tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ, công tác đào tạo phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (PCRT/TTKB) ngày càng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

ThẾ nào là rửa tiền ?

Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

      Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm gia tăng tỉ lệ tội phạm rửa tiền thông qua công nghệ cao. Chúng được thực hiện với nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Đại biểu Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã nêu rõ 7 thủ đoạn rửa tiền phổ biến hiện nay

  1. Thành lập công ty vỏ bọc

Các công ty “vỏ bọc” được thành lập một cách hợp pháp. Nhưng các hoạt động của công ty không thực hiện kinh doanh đơn thuần mà nhằm mục đích rửa các nguồn tiền bất chính, thông qua các hợp đồng mua bán, khai khống hàng hóa vận chuyển; thông đồng với bên trung gian ( vận chuyển, hải quan, nhà xuất-nhập khẩu ) để có đầy đủ hồ sơ chứng từ vận chuyển hàng hóa.

Điển hình là vụ việc vợ chồng Nguyễn Thị Nguyệt và Phạm Anh Tuấn, cùng đồng phạm đã chuyển trái phép ra nước ngoài 30.000 tỉ đồng với hình thức thành lập 8 công ty khác nhau. Mục đích cuối cùng là xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thông qua đó để rửa tiền.

  1. Rút tiền mặt thông qua nền tảng trò chơi trực tuyến.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra nhiều sản phẩm mới. Nhiều hình thức giao dịch thanh toán mới kéo theo đó là sự gia tăng về tội phạm công nghệ cao, núp bóng dưới nhiều hình thức khiến cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Điển hình vừa qua là vụ thông qua các trò chơi điện tử tổ chức đánh bạc trực tuyến lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Đại biểu Nguyễn Minh Đức nêu ví dụ liên quan đến Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương.

Với hình thức này, người chơi có thể dùng tiền mặt để đổi thẻ tham gia trò chơi. Sau khi trò chơi kết thúc, có thể rút và đổi thẻ đó thành tiền mặt. Đối tượng phạm tội rửa tiền, dùng tiền bẩn chơi những trò chơi trực tuyến. Sau đó đổi lại lấy tiền mặt. Đây là hành vi rửa tiền rất tinh vi.

  1. Núp bóng các dự án gây quỹ từ thiện, đi du lịch,…

Thủ đoạn của tội phạm lập các dự án gây quỹ qua mạng để gây quỹ từ cái gọi là “các nhà đầu tư”. Theo đó các nhà đầu tư sẽ thu tiền thông qua thanh toán trực tuyến. Hoặc, tội phạm cũng sử dụng phương thức gây quỹ qua mạng xuyên biên giới… Những kẻ khủng bố hoặc những người ủng hộ có thể sử dụng tên giả hoặc địa chỉ IP đăng ký giả mạo để dựng nên một dự án mạng lưới gây quỹ qua mạng. Bằng cách này, tội phạm có thể thu hút được những nguồn tiền xuyên biên giới. Tội phạm có thể chuyển được khoản tiền khủng vào quỹ từ thiện và rút ra một cách hợp pháp.

  1. Chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài cho người hưởng thừa kế. 

Mặc dù thủ đoạn này chưa phổ biến nhưng hoàn toàn có thể nếu các đối tượng lựa chọn. Đó là việc chuyển tiền qua danh nghĩa được pháp luật cho phép “chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài”. 

  1. Nhờ người thân mua bán, chuyển nhượng hoặc cho, tặng bất động sản

Tội phạm lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt của người dân để mua tài sản có giá trị bất động sản, ôtô,… Sau đó nhờ người khác đứng tên.

  1. Thủ đoạn mua bán cổ phiều, trái phiếu

Đây được coi là thủ đoạn rửa tiền phổ biến hiện nay. Tội phạm chia nhỏ đồng tiền bằng cách mua nhiều cổ phiếu khác nhau. Sau đó gom các cổ phiếu lại thành một khoản lớn, để tránh sự chú ý của cơ quan quản lý. Thậm chí, tội phạm còn mua cả cổ phần giả tạo do chính các công ty bình phong phát hành.

  1. Cung cấp các dịch vụ tiền ảo, biccoin…

Với tiền ảo, hiện nay pháp luật nước ta chưa chấp nhận. Tuy nhiên đã có các tổ chức thực hiện hoạt động này. 

Cũng giống như trò chơi trực tuyến là dùng tiền thật để mua tiền ảo rồi đổi lại tiền thật. Như vậy, các đối tượng có thể lợi dụng dùng tiền bẩn mua tiền ảo rồi rút ra thành tiền sạch.

Chính vì thế đào tạo phòng chống rửa tiền là một vấn đề quan trọng. Khóa học đào tạo của VietNambankers sẽ giúp bạn nắm được các quy định và chế tài hơn về PCRT : https://vietnambankers.org/phong-chong-rua-tien-va-tai-tro-khung-bo/

THÔNG TIN LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ: VIỆN ĐÀO TẠO VIETNAMBANKERS
Email: info@vietnambankers.edu.vn
Hotline: 0977170616 – 0888522885
Địa chỉ: Tòa HPC LandMark 105, Văn Khê, Hà Đông.